Những quy định kinh doanh rượu vang bạn nên biết

 

Bạn đang quan tâm về kinh doanh rượu vang nhưng chưa biết phải bắt đầu từ đâu? Liệu kinh doanh rượu vang có thật sự dễ dàng và thành công. Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn những quy định về kinh doanh rượu vang và một số lưu ý để thành công nhé!

Những quy định kinh doanh rượu vang

Theo quy định về kinh doanh rượu vang của Nhà nước, bạn cần có những loại giấy phép sau:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là một dạng văn bản pháp quy đảm nhận vai trò “giấy khai sinh” ghi nhận ngày đăng ký kinh doanh lần đầu và là căn cứ xác thực năng lực pháp lý cho một doanh nghiệp.

Giấy phép bán lẻ rượu

Các tổ chức, các doanh nghiệp, thương nhân có hoạt động liên quan đến kinh doanh rượu; phải thực hiện thủ tục xin giấy phép bán rượu tương ứng theo quy định pháp luật.

Nhãn dán tem và chất lượng:

Rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước và rượu nhập khẩu phải được dán tem và ghi nhãn hàng hóa theo quy định, trừ trường hợp rượu được sản xuất thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại; rượu bán thành phẩm nhập khẩu không phải dán tem.

Rượu đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường cho đến khi quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được ban hành và có hiệu lực.

Có thể bạn quan tâm: Đánh giá TOP cửahàng rượu Vang TPHCM: Nhập khẩu đúng giá, đa dạng Vang.

Điều kiện kinh doanh rượu vang tại cửa hàng

Theo quy định về kinh doanh rượu vang, bạn phải thoả mãn những quy định sau:

·         Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.

·         Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.

·      Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu; thương nhân phân phối rượu  hoặc thương nhân.

·          Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.

·         Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.

Thủ tục đăng ký mở cửa hàng kinh doanh rượu ngoại

Để kinh doanh rượu ngoại bạn cần làm đăng ký kinh doanh. Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nơi mở cửa hàng hoặc hợp đồng thuê đất, thuê cửa hàng nếu nơi mở cửa hàng không phải là đất của bạn.
  • Giấy tờ tùy thân photo công chứng như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu.
  • Đơn đăng ký giấy đăng ký hộ kinh doanh cá thể, đăng ký mở cửa hàng kinh doanh rượu ngoại.

Sau đó bạn nộp hồ sơ này lên Phòng kinh tế của Ủy ban nhân dân huyện/quận nơi mở cửa hàng. Nếu hồ sơ hợp lệ thì sau 5 ngày là có kết quả.

Thủ tục xin phép kinh doanh mặt hàng rượu ngoại

Sau khi đã có giấy đăng ký hộ kinh doanh cá thể bạn cần làm hồ sơ xin phép kinh doanh mặt hàng rượu ngoại tại nơi mở cửa hàng. Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị được cấp phép kinh doanh rượu
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh photo
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất, thuê cửa hàng
  • Hợp đồng mua bán rượu với các công ty, cá nhân có giấy phép sản xuất, phân phối hoặc kinh doanh rượu photo công chứng.
  • Bản cam kết tuân thủ yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường

Hồ sơ này sẽ được giải quyết sau 15-20 ngày.

Nhận xét